B. FIXSTR - Dãy ngoặc đúng

Bộ nhớ: 256 MiB Thời gian: 1000 ms Nhập/xuất từ luồng chuẩn
Kiểu bài: Thông thường Kiểu chấm: So sánh văn bản

Đề bài

NGUỒN: PreVNOI Ⅸ (BẮC GIANG 2019)

Một dãy ngoặc đúng là một xâu ký tự được định nghĩa đệ quy như sau:

  • Xâu rỗng (không có ký tự nào) là một dãy ngoặc đúng
  • Nếu X là một dãy ngoặc đúng thì (X) cũng là một dãy ngoặc đúng, ở đây (X) là xâu tạo thành bằng cách chèn thêm ký tự '(' vào đầu và ký tự ')' vào cuối xâu X
  • Nếu Y Z là hai dãy ngoặc đúng thì YZ cũng là một dãy ngoặc đúng, ở đây YZ là xâu tạo thành bằng cách nối xâu Z vào cuối xâu Y

Những xâu ký tự không thể xây dựng được theo quy tắc trên không phải là dãy ngoặc đúng.

Với một xâu ký tự chỉ gồm các ký tự ∈\{'(',')'\} , ta gọi trọng số của xâu đó là số ký tự ít nhất cần chèn thêm vào xâu ở các vị trí hợp lý để ta thu được một dãy ngoặc đúng. Ví dụ trọng số của xâu ((() cũng như xâu ())(() đều là 2 vì chúng cần chèn thêm ít nhất 2 ký tự mới trở thành dãy ngoặc đúng. Dưới đây là một trong những phương án chèn: ((() ()()(); ())(() (())(()).

Cho xâu ký tự S=S_1 S_2…S_n chỉ gồm các ký tự ∈\{'(',')'\} (chú ý là các ký tự trong xâu đánh số từ 1 trở đi), người ta thực hiện tuần tự m lệnh (đánh số từ 1 tới m ) thuộc một trong ba loại:

  • C\ i : Đảo ký tự S_i từ ký tự '(' thành ký tự ')' và ngược lại (1≤i≤n)
  • Q\ i\ j : Cho biết trọng số của xâu con gồm các ký tự liên tiếp S_i S_{i+1}…S_j\ (1≤i≤j≤n)
  • U\ k : Phục hồi lại xâu S như tình trạng trước khi thực hiện lệnh thứ k ( k là một số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng chỉ số lệnh hiện tại)

Yêu cầu: Hãy mô phỏng quá trình thực hiện lệnh và cho biết câu trả lời cho các lệnh Q

Dữ liệu vào:

  • Dòng đầu chứa xâu S gồm không quá 10^6 ký tự ∈\{'(',')'\}
  • Dòng thứ hai chứa số nguyên dương m≤10^6 là số lệnh
  • m dòng tiếp theo chứa thông tin về một lệnh theo mô tả trên.

Dữ liệu ra:

  • Với mỗi lệnh Q , ghi ra một số nguyên duy nhất trên một dòng là câu trả lời cho lệnh đó.

Ví dụ:

Dữ liệu vào:
((()))
10
C 1
Q 2 5
C 5
Q 1 6
U 3
C 4
Q 3 6
U 5
C 1
Q 1 5
Dữ liệu ra:
0
2
0
3
Giải thích:
  • Xâu S sau mỗi lệnh
    • 1 )(()))
    • 2: )(()))
    • 3: )(()()
    • 4: )(()()
    • 5: )(()))
    • 6: )((())
    • 7: )((())
    • 8: )(()()
    • 9: ((()()
    • 10: ((()()

Giới hạn:

  • Subtask \#1 ( 20\% số điểm): n,m≤1000
  • Subtask \#2 ( 40\% số điểm): dữ liệu không có lệnh U
  • Subtask \#3 ( 40\% số điểm): không có ràng buộc bổ sung